Nguyên nhân Vụ_án_sai_phạm_tại_Công_ty_cổ_phần_Công_nghệ_Việt_Á

Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương). Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng.[4][5][6] Trước đó vào tháng 4 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu.[7][8][9] Tuy nhiên thực tế WHO không chấp nhận loại kit này.[10] Trên trang thông tin chính thức Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của Việt Á không có tên trong danh sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh.[11][12] Cũng trong thời gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit tới các địa phương theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua.[13][14][15]

Bộ Khoa học và Công nghệ sau đó vào ngày 27 tháng 12 năm 2021 phát đi văn bản cho rằng thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á là "trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", nhưng chính Bộ này trước đó đã gửi thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận".[16] Cùng ngày, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX), nhiều Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.[17]

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan phát đi vào tối 20 tháng 1 năm 2022, từ tháng 9 đến tháng 12-2021, công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test), tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu hóa chất, chất thử, chất chuẩn, dụng cụ, máy móc, thiết bị các loại với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 2017 - 2021 là 286 tỉ đồng.[18]

Thú nhận

Ngày 7 tháng 1 năm 2022, trung tướng Tô Ân Xô cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng. Phía Việt Á thu lợi 500 tỷ đồng.[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_án_sai_phạm_tại_Công_ty_cổ_phần_Công_nghệ_Việt_Á http://daidoanket.vn/nhung-ai-gop-von-vao-cong-ty-... http://mattran.org.vn/hoat-dong/gac-lai-cong-viec-... https://www.abc.net.au/news/2022-06-11/vietnam-cov... https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59951841 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59727075 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61759018 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61868802 https://extranet.who.int/pqweb/sites/default/files... https://vnexpress.net/6-thang-dieu-tra-vu-viet-a-4... https://vnexpress.net/cong-an-dong-thap-khoi-to-vu...